Tổng hợp phụ tùng đồ chơi xe Sh Việt 2013 2022 125i / 150i độ đẹp giá rẻ tại TpHCM
Home / Kinh nghiệm đi xe / Vì sao xe điện và xe đạp điện có thể nguy hại đối với học sinh

Vì sao xe điện và xe đạp điện có thể nguy hại đối với học sinh

Hiện nay xe đạp điện được xem là phương tiện được học sinh sinh viên sử dụng nhiều nhất và cũng có rất nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Theo như con số thống kê của hiệp hội sản xuất xe máy ở Việt Nam (VAMM) và ủy ban an toàn giao thông quốc giá (NTSC) cho biết, cứ có 2 học sinh chạy xe đạp điện thì có một học sinh xảy ra tai nạn, và con số này chiếm tới 50%. Trong năm 2016 tại Hà Nội tỷ lệ thiệt mạng trên 100.000 học sinh bị tai nạn giao thông là 7,39%, có thể nói con số này còn cao hơn rất nhiều so với những nước trong khu vực như gấp 1,25 lần so với Campuchia và 2,73 lần so với Nhật Bản và 1,84 lần so với Hàn Quốc. Nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do: đi sai làn đường, chạy quá tốc độ và không chú ý quan sát.

Một nghiên cứu về tình hình tham gia của một vị giáo sư tên là Chu Công Minh về các đối tượng học sinh THPT được công bố tại lễ ký kết hợp tác giữa ủy ban ATGT quốc gia và VAMM cho thấy phương tiện xe đạp điện và xe máy điện được học sinh lựa chọn chiến tỷ lệ là 52%.

xe-dien-tang-nguy-co-tai-nan-cho-hoc-sinh

Tại địa bàn thủ đô Hà Nội, chỉ xét đến những hộ gia đình có học sinh cấp 3 thì có tới khoảng 200.000 xe đạp điện và xe máy điện được lưu hành, tuy nhiên con số đăng ký thực tế thì chỉ có 11.000 xe. Trong khi đó thì học sinh đi xe buýt tới trường chiếm tỷ lệ rất ít, học sinh cấp 2 thì 2% còn cấp 3 thì 4%.

Một chủ kinh doanh sản phẩm xe đạp điện và xe máy điện, anh Bùi Đông chia sẽ. Trong vòng 4-5 năm trở lại đây thì số lượng xe đạp điện và xe máy điện tăng đột biến, với rất nhiều mẫu mã và giá tiền. Xe máy điện và xe đạp điện có giá thấp hơn xe máy rất nhiều chỉ khoảng 8-15 triệu, hoạt động nhờ điện không phải đổ xăng và nhỏ gọn, do đó rất được học sinh ưa chuộng và các phụ huynh tranh nhau mua cho con em mình.

Thế như việc xe đạp điện phát triển nhanh tới như vậy cũng đem lại rất nhiều hệ lụy về tai nạn giao thông. Theo như nghiên cứu của vị giáo sư Chu Công Minh chỉ ra rằng sự phức tạp của xe đạp điện và máy điện làm cho tình hình giao thông ngày càng phức tạp và ảnh hưởng tới sự an toàn của người điều khiển. Với động cơ máy chạy với tốc độ cũng tương đối lớn (2-50km/h) tuy nhiên khối lượng của xe cũng khá nhẹ cho nên người lái khó điều khiển khi chạy nhanh và va chạm dẫn tới tai nạn cũng cao hơn.

Bên cạnh những khuyết điểm trên thì tính cách của người điều khiển cũng ảnh hưởng không kém tới độ an toàn. Thường thị lứa tuồi học sinh thì hay muốn thể hiện bản thân cho nên lái xe thường rất cầu thả và hay vi phạm luật giao thông đường bộ.

Theo như Ủy Ban ATGT cho biết việc những học sinh ở Hà Nội hay học sinh cả nước nói chung mắc phải cả 3 lỗi trên là vì chưa được đào tạo đầy đủ kiến thức về luật giao thông đường bộ trong trường học cũng như những quy định trong về xử lý vi phạm chưa hiệu quả.

Các chuyên gia đã đề ra một số biện pháp để khắc phục như cần phải đào tạo, kiểm soát phương tiện hay là cải thiện hạ tầng giao thông xung quanh trường học.

Còn đối với luật giao thông đường bộ, cần giới hạn độ tuổi được phép sử dụng xe đạp điện, xe máy điện và phải có giấy chứng nhận lái xe điện cho trẻ em trên 16 tuổi. Và đây cũng là độ tuổi giới hạn mà nhiều nước đang áp dụng như: Singapore, Trung Quốc hay Israel….Thậm chí là tại Đài Loan quy định phải đủ 18 tuổi thì mới cho phép chạy xe máy điện.

Học sinh chỉ được cấp giấy chứng nhận được điều khiển xe đạp điện và xe máy điện khi hoàn thành các khóa học và kỳ thi bao gồm cả lý thuyết và thực hành….Ngoài ra những cơ quan đăng kiểm cũng cần siết chặt thêm việc đăng ký phương tiện.

vi-sao-xe-dien-va-xe-dap-dien-co-the-nguy-hai-doi-voi-hoc-sinh

Hiện uy ban an toàn giao thông quốc gia cũng cho biết sẽ đề xuất với Bộ Giáo dục Đào tạo tham khảo và ban hành một cuốn sổ tay an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông, cùng đó là dạy và sát hạch kỹ năng điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Bên cạnh đó cũng cải thiện hạ tầng và tổ chức giao thông khu vực xung quanh các trường học.

Sau khi áp dụng ở Hà Nội thì Ủy ban ATGT cùng với VAMM sẽ áp dụng đối với toàn bộ các trường học trên khắp cả nước.

>>>Xem thêm : Vì sao khi chạy xe không nên sử dụng điện thoại di động

 

Content Protection by DMCA.com